Create ~ Logic
Booleans
Booleans đại diện cho một trong hai giá trị:
- True
- False
Boolean Values
Khi so sánh hai giá trị, hay đánh giá bất kỳ biểu thức nào, bạn sẽ nhận được một trong hai câu trả lời, đúng (True
) hay sai (False
). Kiểu của kết quả trả về đó gọi là boolean.
In ra kết quả so sánh hai số nguyên 10
và 9
:

Kết quả:
True
False
False
Giá trị boolean cũng có thể được lưu trữ trong các biến (variables) và được chuyển cho các thủ tục (functions), giống như giá trị số (number), văn bản (text) và danh sách(list).
Các khối giá trị và toán tử
Giá trị (values)
Một khối duy nhất, với menu thả xuống chỉ định true hoặc false, được sử dụng để nhận giá trị boolean:

Toán tử so sánh (comparison operators)
Có sáu toán tử so sánh. Mỗi đầu vào nhận hai đầu vào (thường là số) và trả về true hoặc false tùy thuộc vào cách các đầu vào so sánh với nhau.

Sáu toán tử là: bằng (=), không bằng (=), nhỏ hơn (<), nhỏ hơn hoặc bằng (<=), lớn hơn (>), lớn hơn hoặc bằng (>=)
Kết quả:
False
True
True
True
False
False
Các phép toán logic (logical operations)
Khối and
sẽ chỉ trả về True
nếu cả hai đầu vào của nó đều True
, trả về False
nếu một trong hai đầu vào của nó là False
.

Kết quả:
True
False
False

Kết quả:
True
False
False
Khối or
sẽ trả về True
nếu một trong hai đầu vào của nó là đúng, trả về False
chỉ khi cả hai đầu vào của nó là False

Kết quả:
True
True
False

Kết quả:
True
True
False
Toán tử not
Khối not
chuyển đổi đầu vào Boolean của nó thành đối diện của nó.

Kết quả:
False
Nếu không có đầu vào nào được cung cấp cho khối not
, giá trị true được giả định gán vào, vì vậy khối sau tạo ra giá trị false:

Kết quả:
False
Các khối kiểm tra điều kiện
Khối if...do...
Kiểm tra điều kiện đầu vào, nếu trả về True
thì thực hiện các khối nằm trong do
.
Ví dụ:
Cho x
bằng 12, nếu x < 13
thì in ra dòng chữ x < 13

Kết quả:
x < 13
Khối if...do...else...
Kiểm tra điều kiện đầu vào, nếu trả về True
thì thực hiện các khối nằm trong do
, nếu trả về False
thì thực hiện các khối nằm trong else
.
Khối được tạo ra bằng cách nhấp vào biểu tượng bánh răng, kéo khối else
từ hộp công cụ màu xám ở bên trái vào khối if
.

Ví dụ:
Gán biến x
bằng 50
, tạo biểu thức điều kiện, so sánh xem x có lớn hơn 100 không, nếu điều kiện trả về True
thì thực hiện khối code nằm trong do
, nếu điều kiện trả về False
thì thực hiện khối code nằm trong else

Kết quả:
x < 100
Khối if...do...else if...do...
Kiểm tra điều kiện đầu vào, nếu trả về True
thì thực hiện các khối nằm trong do
ngay bên dưới if
, nếu trả về False
thì tiếp tục kiểm tra điều kiện ở esle if
, lần lượt kiểm tra từ trên xuống dưới, nếu điều kiện trả về True
ở đầu vào else if
nào thì thực hiện khối nằm trong do
ở ngay sau else if
đó và kết thúc lệnh. Nếu tất cả các điều kiện đều trả về False
thì thực hiện các khối nằm trong else
.
Khối được tạo ra như sau:

Để thêm một hoặc nhiều điều kiện cho khối if
, ta tiếp tục thực hiện như trên để kéo thêm một hoặc nhiều khối else if
vào khối if
Ví dụ:
Gán giá trị 100 cho biến x
, kiểm tra điều kiện x > 100
xem có đúng không. Nếu điều kiện này trả về True
, thì thực hiện khối trong do
ngay bên dưới if
, nếu điều kiện trả về False
thì thực hiện kiểm tra điều kiện tiếp theo gán với else if
, nếu điều kiện này trả về True
thì thực hiện khối nằm trong do
ngay sau else if
nếu là False
thì thoát ra khỏi toàn khối mà không làm gì cả.

Kết quả:
x = 100
Khối if...do...else if...do...else...
Để thêm một hoặc nhiều điều kiện cho khối if
, ta tiếp tục thực hiện như trên để kéo thêm một hoặc nhiều khối else if
vào khối if
Để so sánh xem biến x
có giá trị nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn 100. Ta thiết kế các khối như sau:

Kết quả:
x < 100
Các khối ở trên lần lượt kiểm tra từng điều kiện theo thứ tự trên xuống. Đầu tiên nó kiểm tra xem x lớn hơn 100 không, sau đó kiểm tra x có bằng 100 không, cuối cùng nếu không thuộc hai trường hợp trên thì sẽ rơi vào trường hợp còn lại là bé hơn 100, tức là khối nằm trong else
sẽ được thực hiện (in ra x < 100
).
Như vậy phần else
đảm bảo rằng một số hành động chắc chắn được thực hiện, ngay cả khi không có điều kiện trước nào là đúng.